Bác sĩ phụ nữ

Sa sinh dục sau sinh điều không phải ai cũng biết | Bác sĩ Phụ nữ
WHAT'S NEW?
Loading...

Sa sinh dục sau sinh điều không phải ai cũng biết

Sa sinh dục sau sinh, nếu chữa không đúng cách, hậu quả khó lường nhưng càng để lâu, chịu đựng sự khó chịu lại thêm bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

   Sa sinh dục sau khi sinh hay còn gọi là sa tử cung là một biến chứng nguy hiểm thời kỳ hậu sản. Lúc này tử cung, bàng quang và trực tràng đã rời khỏi vị trí ban đầu vốn có, các chức năng cũng vì thế mà thay đổi.

Sa sinh dục là gì?

     Tử cung vốn là một tạng nằm sâu trong ổ bụng, được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu – dàn của phần dưới khung xương chậu-, các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông.

     Với phụ nữ đã sinh thường, nếu chẳng may các bộ phận neo giữ tử cung bị giãn, nhão ra thì áp lực trong ổ bụng trong sinh hoạt thường ngày và sức nặng của tử cung sẽ đẩy và kéo nó tụt dần xuống thấp gây sa sinh dục với nhiều cấp độ khác nhau.



     Các vết rách trên đường sinh dục được phân loại theo thang điểm từ một đến bốn, chúng ảnh hưởng đến khả năng sa sinh dục.
  • Chấn thương mức độ đầu tiên chỉ liên quan đến niêm mạc âm đạo hoặc da đáy chậu
  • Các vết rách cấp hai liên quan đến các cơ của cơ thể đáy chậu mà không vi phạm phức hợp cơ vòng hậu môn
  • Các vết nứt cấp độ thứ ba bao gồm bất kỳ vết nứt nào của cơ vòng hậu môn bên ngoài
  • Các vết rách ở mức độ thứ tư bao gồm rách của cơ vòng hậu môn nội và ngoại, và niêm mạc trực tràng.

3 giai đoạn liên tục nhưng riêng biệt thời kỳ hậu sản

Giai đoạn hậu sản có ba giai đoạn riêng biệt nhưng liên tục:
  • Giai đoạn đầu: Trong khoảng thời gian từ 6-12 giờ đầu tiên sau sinh. Đây là thời điểm thay đổi nhanh chóng với khả năng xảy ra các vấn đề nguy hiểm tức thời như băng huyết hậu sản, tử cung, thuyên tắc nước ối, và sản giật.
  • Giai đoạn thứ hai: Kéo dài 2-6 tuần. Trong giai đoạn này, cơ thể đang trải qua những thay đổi lớn về cơ quan sinh dục, chuyển các chất và tâm lý cảm xúc. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra chậm rãi hơn và mẹ có thể tự xác định vấn đề là gì. Đây có thể là nguyên nhân gây ra những lo lắng về sự khó chịu đáy chậu đối với bệnh cơ tim hoặc bệnh trầm cảm sau sinh.
  • Giai đoạn thứ ba:Là thời gian hậu sản trễ, có thể kéo dài đến 6 tháng. Những thay đổi trong giai đoạn này là không nhiều. Cơ thể phụ nữ gần như không thể phục hồi hoàn toàn cho đến khi trải qua giai đoạn này.
     Một số thay đổi đối với cơ quan sinh dục lâu hơn rất nhiều và chắc chắn có một vài bộ phận không bao giờ hoàn nguyên về trạng thái thời con gái. Sàn chậu sau sinh “sập sệ” có liên quan mật thiết đến việc sinh con có thể là sự khởi đầu của một loạt các tình trạng bao gồm căng thẳng tiểu không tự chủ, không kiểm soát được đại tiện, tử cung…

    Mặc dù không nên xem xét can thiệp phẫu thuật cho đến 6 tháng sau sinh nhưng một kế hoạch tập thể dục tích cực có thể sẽ giúp phục hồi tích cực.

Dấu hiệu sa sinh dục

     Trên lâm sàng, sa sinh dục chia làm 3 độ sa sinh dục: độ 1 (độ nhẹ), độ 2 (vừa) và độ 3 (nặng). Tùy theo từng người, tùy mức độ sa nhiều hay sa ít, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có thương tổn phối hợp, có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng sẽ có chung các dấu hiệu sau:
  • Khó chịu, mệt mỏi
  • Cảm giác tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì hết cảm giác trên.
  • Xuất hiện cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu.
  • Hay bị đau vùng sau thắt lưng.
     Thời gian đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được, càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không tự đẩy lên được nữa.

     Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu đi đái khó, đái dắt, són đái khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu nên bàng quang dễ bị viêm gây ra đái buốt. Những trường hợp nặng phải dùng ngón tay đẩy bàng quang lên trên và vào trong mới đi tiểu được.

Phương pháp điều trị hiệu quả

     Điều trị sa sinh dục có hai phương pháp là: Phương pháp điều trị nội khoa và phương pháp điều trị phẫu thuật.

     Cách chữa bệnh cũ, khi điều trị sa sinh dục, bác sĩ thường dùng phương pháp cắt tử cung, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật bịt âm đạo. Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ người bệnh khỏi những quan hệ tình dục thăng hoa, chấm dứt chuyện yêu của người phụ nữ khiến người phụ nữ luôn mặc cảm, đánh mất đi hạnh phúc làm vợ, làm mẹ.

     Nhưng với sự tiến bộ của y học, bằng phương pháp chữa bệnh mới sẽ giúp người bệnh giữ được dạ con và vẫn sinh nở bình thường với điều kiện người bệnh phải điều trị sớm.

    Chỉ điểm 12 bệnh thường gặp thời kỳ hậu sảnThời kỳ hậu sản kéo dài khoảng 6 tuần, tức là 42 ngày sau sinh. Việc chăm sóc cơ thể trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, vì chỉ một chút sơ sảy, nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Mẹ nên tham khảo danh sách 12 bệnh hậu sản sau để tìm cách ngăn ngừa và phòng tránh.

     Sa sinh dục là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động của chị em. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường mẹ cần đi khám ngay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

----chèn mã fb-----
Chia sẻ với chúng tôi